Tập thể thao Gym Yoga Yoga có lợi cho sức khỏe phụ nữ như thế nào?
Gym Yoga

Yoga có lợi cho sức khỏe phụ nữ như thế nào?

Ngoài tác dụng nâng cao sức khỏe, yoga còn mang lại cho phụ nữ một thân hình cân đối, gọn gàng, cơ thể săn chắc, trẻ trung, làm chậm tiến trình lão hóa…

Yoga mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Tập yoga đúng cách, hiệu quả

  • Hãy tìm thầy hướng dẫn để bạn làm quen với yoga ngay từ buổi đầu tiên. Họ sẽ hướng dẫn những tư thế đúng, trình tự quan trọng trong tập yoga. Nếu bạn bắt đầu với việc tập ở tư thế sai thì sẽ vô cùng khó khăn để sửa lại sau này.
  • Khởi động kỹ trước khi tập để tránh căng cơ, giãn dây chằng. Dành 30 phút cho khởi động tất cả các khớp cổ, vai, cuộc sống, gối.
  • Cẩn thận, chính xác từng động tác.
  • Thở đúng cách – điều kiện tiên quyết để tập yoga đúng. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít vào bụng căng lên, thở ra bụng hóp lại, đồng thời, thở chậm, sâu.
  • Lựa chọn thời điểm tập. Lý tưởng nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn.
  • Phải kiểm tra thân hình trước mỗi lần tập. Lưng, gáy và đầu của bạn phải thẳng hàng, hai vai thả lỏng, đồng thời thóp bụng vào. Với tư thế này bạn sẽ thực hiện các bài tập chính xác hơn. Với tư thế ngồi, hãy kiểm tra lòng bàn chân và đặt lòng bàn chân lên sàn nhà để tạo một sự cân bằng tốt.

Yoga mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ

Cải thiện cân nặng

Ở những người dư cân, các động tác yoga sẽ giúp người tập tiêu hao nguồn năng lượng nhưng lại không tạo ra cảm giác đói, thèm ăn. Trong khi đó, khi những người gầy tập yoga và đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu tiếp thêm năng lượng. Do đó, cân nặng cũng được cải thiện đáng kể.

Cân bằng nội tiết tố

Yoga giúp điều hòa nội tiết tố nữ một cách hiệu quả. Hormone của nữ giới sẽ giao động trong chu kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới mệt mỏi, mệt mỏi và bốc hỏa. Kéo theo đó sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, căng thẳng, lo âu và thay đổi tâm trạng. Việc tập luyện yoga sẽ giúp ổn định nội tiết tố ở nữ giới, cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu kinh. Không chỉ giúp ổn định lượng hormone trong cơ thể, yoga còn giúp chị em khi bước vào những ngày đèn đỏ một cách suôn sẻ và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Giảm khó chịu khi mang thai

Đối với thai phụ, mỗi một động tác yoga tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong việc tiết ra hormone trong cơ thể, đem lại sự linh hoạt uyển chuyển cho cơ bắp, loại bỏ các chứng nhức mỏi, phù nề. Mỗi chuyển động của một động tác yoga đều vận hành theo hơi thở của thai phụ, đi sâu vào thần kinh, tạo sự vững mạnh về tâm trí và linh hồn.

Một thế yoga chưa thể gọi là hoàn hảo khi thiếu mất yếu tố này và thiền định nhẹ nhàng là sợi dây tâm linh kết nối giữa bạn và con. Hầu như tất cả những sự khó chịu trong thai kỳ đều đến từ tâm lý, với yoga bạn có thể an tâm khi cơ thể bạn linh hoạt khoẻ mạnh, tâm trí cân bằng, linh hồn kết nối yêu thương.

Giúp da tươi sáng

Những động tác yoga sẽ giúp cải thiện quá trình lưu thông máu huyết, giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, máu lưu thông đều để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho da, nhờ đó giúp làn da được tươi tắn hơn. Ngoài ra còn giúp thải độc tố hiệu quả. Chính điều này giúp làn da trở nên láng mịn, ít nổi mụn và căng bóng.

Giúp duy trì tinh thần thoải mái

Yoga không chỉ giúp duy sắc xuân mà còn giảm tình trạng thần căng thẳng thần kinh, stress. Tập luyện yoga sẽ giúp chị em thư giãn, tăng khả năng tập trung cũng như loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Những bài tập yoga sẽ còn giúp phụ nữ có giấc ngủ sâu, nhờ đó mà tinh thần tốt hơn.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Yoga giảm tình trạng đổ mồ hôi về đêm, điều hòa huyết áp, tăng cường lưu thông máu của cơ thể. Đồng thời, giúp giảm tình trạng bốc hỏa ở nữ giới khi bước vào độ tuổi mãn kinh.

Lưu ý:

  • Yoga cải thiện sắc đẹp và sức khỏe cho chị em. Những bài tập yoga tăng hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng bệnh tật cũng chính điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Để có thể giúp những tác dụng của yoga kể trên được phát huy một cách tốt nhất, chị em cần lưu ý tập luyện bộ môn này thường xuyên, đúng cách. Ngoài ra, cần kết hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng một cách phù hợp và khoa học. Uống nhiều nước trong ngày. Không nên ăn nhiều sản phẩm giàu đạm, mỡ khó tiêu.
  • Phải đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết: ăn nhiều hoa quả tươi, các loại rau củ.
  • Khi tập nên mặc áo, quần áo mềm ôm sát người. Nếu bạn bị cao huyết áp, bệnh tim, bệnh về hô hấp, chấn thương cột sống, thời kỳ dưỡng bệnh hoặc bị một bệnh mạn tính nguy hiểm, bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bước vào tập yoga.

BS. Phạm Trâm

Exit mobile version