Bạn muốn nhảy dây tăng chiều cao, nhưng thắc mắc không biết có tăng chiều cao không. Nhiều người tin rằng nhảy dây là bộ môn không những giúp giảm cân mà còn hỗ trợ tăng chiều cao, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Vậy sự thật nhảy dây có cao không?
Cùng Tập thể thao tìm hiểu nhảy dây có tăng chiều cao không và cách nhảy dây tăng chiều cao qua bài viết dưới đây!
Các yếu tố quyết định chiều cao
Trước khi giải đáp nhảy dây có tăng chiều cao không, bạn cần hiểu rằng để tăng chiều cao còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như:
- Gen di truyền: Khoảng 60-80% chiều cao được quyết định bởi di truyền; dinh dưỡng và lối sống chỉ chiếm 20-40%.
- Độ tuổi: Tuổi dậy thì là thời điểm phát triển chiều cao tốt nhất.
- Giới tính: Tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất ở nữ là tuổi 12, còn các bé trai từ 12-15 tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng: Để xương khớp phát triển mạnh mẽ, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu bao gồm protein, canxi, magie, vitamin D, chất đạm.
- Giấc ngủ: Hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp thường được giải phóng trong khi ngủ, giúp xương phát triển.
- Chế độ tập luyện: Tập thể dục từ khi còn nhỏ có thể thúc đẩy giải phóng các hormone tăng trưởng, giúp tăng chiều cao và cơ xương phát triển tốt hơn.
Nhảy dây có tăng chiều cao không?
Nhảy dây có tăng chiều cao không?
Cụ thể nhảy dây có tác dụng như:
1. Cải thiện mật độ xương
Nhảy dây là bài tập lý tưởng giúp tăng mật độ xương; bởi quá trình nhảy dây yêu cầu toàn bộ cơ thể di chuyển lên xuống liên tục, đồng thời phần xương sống và cơ chân phải co giãn và bật nhảy linh hoạt.
2. Giúp phát triển hormone tăng trưởng
Tuổi vị thành niên là giai đoạn tăng trưởng tự nhiên về chiều cao và cân nặng. Nếu những bạn ở tuổi dậy thì biết tận dụng thời điểm vàng này để rèn luyện thể dục thể thao như nhảy dây, kích thích tuyến yên và tăng tiết hormone tăng trưởng, thì bạn có thể tối đa hoá khả năng phát triển chiều cao của mình.
3. Đốt cháy calo hiệu quả
So với các bộ môn thể thao khác, nhảy dây có khả năng đốt cháy calo nhiều hơn. Chỉ sau 20 phút nhảy dây, cơ thể đốt cháy 200 calo, tương đương với chạy bộ với tốc độ 9,6 km/1 giờ.
Vì vậy, bên cạnh việc nhảy dây có tăng chiều cao không, thì nhảy dây lại giúp giảm lượng mỡ và calo rất hiệu quả.
4. Giảm chấn thương bàn chân và mắt cá chân
Nhảy dây có tác dụng tăng sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp mắt cá chân và bàn chân, giảm nguy cơ chấn thương chân. Do đó, đây là bài tập bổ trợ tốt cho các môn thể thao khác như bóng rổ, quần vợt, bóng đá.
5. Hỗ trợ phát triển bán cầu não trái và phải
Nhảy dây đòi hỏi cả cơ thể và tâm trí phải điều chỉnh cơ thần kinh để giữ cân bằng, rèn luyện tính phản xạ. Từ đó mà nhảy dây có tác động cải thiện nhận thức về không gian, cũng như tăng cường trí nhớ và giúp tinh thần bạn minh mẫn hơn.
6. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhảy dây được các chuyên gia khuyến khích tập luyện đều đặn 3-5 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 12 đến 20 phút để tăng cường sức khỏe cho tim và phổi. Đây cũng là một cách để cân bằng thể chất ở mọi lứa tuổi.
Hướng dẫn nhảy dây đúng cách để tăng chiều cao
1. Khởi động trước khi nhảy dây
Để tránh nguy cơ bị chấn thương như căng cơ hay chuột rút, bạn cần khởi động kỹ các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối và làm nóng cơ thể, đồng thời tăng tính linh hoạt cho các cơ khớp trước khi nhảy dây.
2. Kỹ thuật nhảy
Tuỳ vào cấp độ luyện tập, bạn có thể tập bật nhảy cơ bản, sau đó tăng độ khó lên: nhảy 2 chân, nhảy dây chạy bộ, nhảy dây từng chân và nhảy dây chéo tay. Để nhảy dây tăng chiều cao, bạn lưu ý các kỹ thuật sau:
Kích thước dây
- Đứng 1 chân lên giữa 2 sợi dây và kéo sợi dây thẳng dọc lên cơ thể
- So dây nhảy sao cho dây nằm ngang ngực dưới của mình
Kỹ thuật tay
- Tay cùi chỏ không được quá rộng mà cần khép lại so với người 10-15 độ
- Cổ tay và lòng bàn tay hơi hướng về phía trước
- Khi nhảy, không di chuyển cánh tay mà chỉ xoay bằng cổ tay
Kỹ thuật tiếp đất
- Tiếp đất bằng nửa bàn chân trước, tránh tiếp đất bằng cả bàn chân
- Nhảy nhịp điệu tại chỗ, hít thở đều liên tục bằng miệng
- Phần gối hơi chùng, phần hông giữ thẳng
Nếu bạn còn đắn đo nhảy dây có tăng chiều cao không, tốt nhất bạn nên kết hợp các động tác hoặc bộ môn khác để tối đa khả năng tăng chiều cao như nhảy dây xoạc chân, nhảy dây xoay eo hay bơi lội,… Từ đó toàn bộ cơ khớp có thể được kéo dãn và phát triển chiều cao như mong muốn.
2. Tốc độ
Với người mới bắt đầu, bạn có thể luyện tập tốc độ nhảy trung bình mỗi phút khoảng 60 – 70 nhịp. Sau đó, tăng tốc độ lên mức tối đa mà bạn có thể đạt được. Cuối cùng bạn giảm tốc độ ở mức mỗi phút khoảng 50 – 60 nhịp tuỳ vào khả năng và sở thích của mỗi người.
Tổng thời gian nhảy dây sẽ mất từ 15 đến 25 phút bao gồm cả thời gian nghỉ giữa các hiệp.
3. Dinh dưỡng
Như đã đề cập ở trên, yếu tố dinh dưỡng sẽ quyết định một phần việc nhảy dây có tăng chiều cao không. Vì vậy, bạn cần duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, protein, chất đạm và đa dạng vitamin, canxi để xương được phát triển, cũng như tăng cường cơ bắp cho cơ thể.
4. Nghỉ ngơi phục hồi
Cơ thể cần quãng thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau tập luyện. Đặc biệt cơ thể sẽ cao nhanh hơn trong thời gian ngủ, hãy cân bằng chế độ tập luyện phù hợp, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và cơ xương khớp có thể phát triển nhanh nhất một cách tự nhiên.
Kết luận
Nhảy dây có tăng chiều cao không? Nhảy dây là bài tập gián tiếp giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương khớp, cải thiện tư thế và hỗ trợ tăng chiều cao nếu được thực hiện đúng độ tuổi phát triển. Vì vậy, bạn có thể thực hiện nhảy dây để tăng cường sức khoẻ xương và thể lực của mình ngay tại nhà.
Hy vọng đã được giải đáp thắc mắc nhảy dây có tăng chiều cao không, từ đó học cách nhảy dây đúng cách hỗ trợ sức khoẻ sức bền cho bản thân!
[embed-health-tool-heart-rate]
Nguồn: hellobacsi