Cùng ELLE tìm hiểu sâu sắc hơn về quan điểm kinh doanh độc đáo của anh Eric Trần, những thách thức cùng hành trình xây dựng thương hiệu nước hoa của riêng mình.
Nếu mình xem kinh doanh là một cuộc chơi, thì luôn luôn chỉ là niềm vui. Vậy thì “cuộc chơi” của anh Eric Trần có những phần nào và giải thưởng của “game” là gì?
Khái niệm kinh doanh của mỗi người mỗi khác, cách đặt vấn đề kinh doanh của mỗi người hay mục đích của mỗi doanh nghiệp cũng đều khác nhau. Quan điểm chung của kinh doanh hiện nay cả tất cả mọi người đều giống nhau chỉ một điểm: lợi nhuận. Tuy nhiên, biết đâu là đủ, chữ đủ khó nói bao nhiêu cho vừa? Hơn nữa, mục đích sống của mỗi một người lại vô cùng khác nhau có phải vậy không? Tôi biết mục tiêu sống của chính bản thân mình là gì. Nếu bạn hỏi tôi vậy mục tiêu sống của tôi là gì, tiện tôi trả lời luôn: tôi muốn hạnh phúc và một cuộc sống chất lượng. Vì thế điều duy nhất để tôi luôn hạnh phúc và chất lượng theo cách tôi đang nghĩ đó là chuyển hóa kinh doanh thành trò chơi. Vậy có phải là vui hơn không? Và có phải là bớt áp lực, bớt khổ và bớt đi những nặng nhọc không cần thiết không? Giải thưởng của trò chơi tôi đã nói bên trên rồi đó!
Niềm vui và cuộc chơi nào ắt hẳn cũng sẽ có mặt trái, vậy đâu là thách thức lớn nhất anh Eric phải đối mặt khi xây dựng đế chế mùi hương của riêng mình?
Đã gọi là cuộc chơi là phải có thắng và thua. Nếu có thua thì cũng thua với chính mình, không làm hại ai, không phải ảnh hưởng đến ai. Chịu trách nhiệm với chính mỗi mình, không phiền hà bất kì người nào, tự chơi tự chịu. Mặt trái của trò chơi này chính là mình đấu với chính mình. Tới thời điểm này, tôi tự thích mình trở thành sự cạnh tranh của người khác hơn là phải cạnh tranh với ai ngoài việc canh tranh với chính bản thân của mình. Tại sao tôi thích trở thành sự cạnh tranh của người khác ư? Như vậy tôi mới hoàn thiện được mình và không ngừng. Đó là cách mà tôi chơi và cũng là một cách tôi tự thấy tôi tiến bộ trong kinh doanh và cả cuộc sống.
“Sự gan lì”, anh Eric Trần có thể đi sâu hơn về khái niệm này trong quan điểm kinh doanh của mình hay không?
Với tôi, gan lì không phải bạn phải chạy vay, cầm cố mà thực hiện những điều mà mỗi cá nhân mình đơn phương cho là hiệu quả. Theo tôi, như vậy đó là không lượng sức. Với tôi, khi bạn có mục đích kinh doanh vì điều gì? Bạn muốn nhận lại điều gì, đừng ngần ngại đi cho tới cùng. Với tôi, tôi rất rõ mục đích của bản thân muốn gì. Tôi đang muốn được hạnh phúc và cuộc sống chất lượng, tôi xin được lặp lại. Thì tôi gan lì trong kinh doanh cũng chỉ đạt hai tiêu chí tôi vừa nêu. Dám làm những điều trong khả năng của bản thân, dám gạt bỏ, dám làm khác, dám chịu trách nhiệm, dám nhận sự phê bình: đó cũng chính là gan lì.
Việc “tự làm, tự chơi, tự chọn khách hàng” trong công việc của anh Eric có gì đặc biệt so với quan điểm truyền thống của ngành thương mại vốn xem “khách hàng là thượng đế”?
Nghe như tôi đang bị cô lập vậy. Thật ra, nghe câu này của tôi, mọi người nghĩ là tôi phát biểu nghe ngông cuồng, tự mãn? Nhưng cá nhân tôi thấy rất rõ điều này từ những ngày đầu tôi bắt đầu kinh doanh.
Tự làm: Tôi không tự làm thì ai làm cho tôi? Mọi thứ tôi không có sẵn, tôi không xuất phát từ đế chế gia tộc.
Tự chơi: Ngành nước hoa niche tới thời điểm hiện tại, tôi tin rằng doanh nghiệp của tôi là doanh nghiệp tiên phong trong ngành phân phối, bán lẻ gần 20 thương hiệu nước hoa niche và xa xỉ hàng đầu tại Việt Nam. Cuộc chơi này tôi là người phất cờ, thời gian đầu tôi “tự chơi”, giờ tôi vẫn tự túc đó thôi.
Tự chọn khách hàng: Tôi biết tôi sẽ hút những ai, nồi nào úp vung đó. Những người có giá trị tương đương chắc chắn sẽ là của nhau. Khách hàng là thượng đế rất đúng, nhưng thượng đế cũng có thể bị từ chối nếu không tuân thủ cuộc chơi.
Là người đi đầu trong địa hạt mùi hương, anh Eric Trần đánh giá gì về ngành nước hoa nội địa, là một ngành thuộc về sáng tạo nghệ thuật hay đơn giản là một ngành kinh doanh thương mại?
Tại thời điểm hiện tại, với hai vai trò: một là người sưu tầm mùi hương, tôi đánh giá chưa cao thị trường nước hoa thuộc về sáng tạo. Sáng tạo nước hoa là một danh từ được lạm dụng rất nhiều trong thời buổi này. Sáng tạo, với những gì tôi được biết là rất khó. Nước hoa bạn không thể chạm, không thấy, chính vì vậy mà nhiều người tự có sự nhầm lẫn sáng tạo và giải trí. Với góc nhìn của một người kinh doanh, thị trường Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho nhiều thương hiệu quốc tế hơn là các sản phẩm thơm nội địa. Vì đặc tính văn hoá, theo tôi, Việt Nam sẽ mất rất nhiều thời gian để thay đổi thói quen dùng một sản phẩm thơm mang tính biểu tượng như Pháp, Ý, Anh… mà cả thế giới đang công nhận.
Anh Eric Trần – Ông trùm mùi hương, liệu đã dự định thai nghén một thương hiệu nước hoa của riêng mình chưa?
Nếu có, thì bạn sẽ nghĩ các mùi hương của tôi đang thai nghén nó sẽ thế nào không? Một thương hiệu được ra đời, nó giống như bạn sẽ sắp có một đứa con. Trước tiên là bạn phải luôn sẵn sàng cho việc có “thai”, bước kế tiếp là bạn phải sẵn sàng tiềm lực, tài chính, sức khoẻ, cuối cùng là đủ kiến thức để hiểu và định hướng cho đứa con mình nó sẽ phát triển thế nào để nó trở nên xuất sắc để được nhiều người ghi nhận giá trị của nó. Tới thời điểm bây giờ, tôi đang đã và đang trải qua từng bước của định luật này.
Nguồn: Elle