25/11/2024
Sài Gòn, Việt Nam
Sức khoẻ

6 kỹ năng quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ


Tinh thần của bạn có căng thẳng hơn khi nghĩ đến sự hối hả và nhộn nhịp của mùa lễ hội không? Trái tim của bạn có loạn nhịp khi nghĩ đến việc dành cả ngày cho gia đình trong khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm không? Ý nghĩ về việc thu chi trong kỳ nghỉ có khiến bạn thao thức cả đêm không? Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này thì bạn chắc chắn không đơn độc. Tiền bạc và trách nhiệm gia đình là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng hàng đầu ở Hoa Kỳ. Do đó bạn cần tìm hiểu về những kỹ năng quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ để tận hưởng chúng một cách tuyệt vời nhất.

1. Căng thẳng trong kỳ nghỉ là gì?

Căng thẳng trong kỳ nghỉ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ em. Chúng ta thường có nhiều kỳ vọng xung quanh các ngày nghỉ trong năm. Nhiều người sử dụng các ngày lễ để tụ họp gia đình, gặp gỡ bạn bè, tham gia các lễ hội và tạo ra những kỷ niệm vui vẻ. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến căng thẳng.

2. Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong kỳ nghỉ

Việc cố gắng chế biến tất cả bữa ăn để được người khác khen ngợi hoặc tạo ra những món quà hoàn hảo có thể nhanh chóng khiến chúng ta đuối sức. Việc sắp xếp thời gian để tham dự mọi bữa tiệc hoặc cảm giác như bạn chưa được mời đến đủ bữa tiệc cũng có thể gây ra căng thẳng.

Nhiều người trong chúng ta mong muốn nhồi nhét mọi thứ để đảm bảo rằng mỗi ngày nghỉ đều trở nên đáng nhớ, kết hợp với gánh nặng về tài chính, nhu cầu đi du lịch và thăm viếng các thành viên trong gia đình, sẽ khiến căng thẳng chồng chất nhanh chóng.

Những ngày nghỉ lễ cũng có thể là thời điểm khó khăn đối với những người mất đi bạn bè và người thân trong gia đình. Ký ức về sự mất mát có thể khiến họ không đủ tỉnh táo để đối phó với các yếu tố và thiếu kỹ năng quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ.

3. Triệu chứng căng thẳng trong kỳ nghỉ

Căng thẳng trong những ngày lễ có triệu chứng tương tự như căng thẳng hàng ngày. Nó có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng;
  • Buồn bã, sầu nảo;
  • Đau đầu;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Mất ngủ;
  • Dễ cáu gắt.

4. Kỹ năng quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ

Có nhiều cách để đối phó và quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ, nhưng việc đầu tiên cần làm chính là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Những tình huống diễn ra hằng ngày có khiến bạn cảm thấy choáng ngợp không? Khi cảm thấy căng thẳng, bạn hãy dừng lại và cố gắng xem xét vấn đề gì dẫn đến tâm trạng lo lắng. Sau khi đã tìm hiểu các yếu tố khởi phát căng thẳng của bản thân, bạn hãy sử dụng các mẹo hay kỹ năng quản lý căng thẳng đơn giản sau đây để hạn chế các yếu tố gây căng thẳng trong kỳ nghỉ.

4.1. Lập sẵn kế hoạch

Việc sắp xếp thời gian cho tất cả các hoạt động trong kỳ nghỉ có thể tương đối khó khăn với bất kỳ ai. Một số người áp lực phải hoàn thành công việc để có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho mục đích du lịch. Vì vậy, việc lập ra một kế hoạch cho tất cả các hoạt động có thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng. Bạn hãy viết ra tất cả những việc cần làm, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự và ưu tiên thực hiện những việc quan trọng trước. Một danh sách như vậy cũng khiến chúng ta không bỏ sót bất kỳ hoạt động nào.

4.2. Đặt bản thân lên hàng đầu

Hành động “cho đi” được chú ý rất nhiều trong những ngày nghỉ lễ nên chúng ta có thể dễ dàng quên đi việc bản thân cũng cần được “nhận lại” một điều gì đó. Chăm sóc tốt bản thân là một cách giúp chúng ta chăm sóc người khác dễ dàng hơn.

Do đó, kỹ năng quản lý căng thẳng tiếp theo là hãy dành một chút thời gian để làm những điều bạn thích, ví dụ như sắp xếp thời gian để tập thể dục, lên kế hoạch ăn tối ở ngoài hoặc chỉ cần vài phút để hít thở không khí trong lành. Và một vấn đề rất quan trọng khác là phải duy trì một giấc ngủ ngon và đều đặn.

4.3. Kiểm soát tài chính

Nếu quá lo lắng về việc chi tiêu và lo sợ không biết sẽ ảnh hưởng đến bản thân thế nào sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ thì bạn hãy nhìn nhận và sắp xếp lại tài chính của bản thân. Nên nhớ tình cảm đằng sau một món quà quan trọng hơn chi phí của món quà đó.

Bạn hãy xây dựng một kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân, chỉ chi tiêu trong khả năng và nếu kinh tế không cho phép mua bất cứ món quà gì thì tốt nhất bạn hãy chế biến một bữa ăn hoặc dành thời gian cho bạn bè và những người thân yêu. Điều này được xem như một món quà tinh thần dành tặng cho họ.

4.4. Tôn vinh những người thân đã mất

Thật khó để tận hưởng mùa lễ nếu mất đi một người thân yêu hoặc khoảng cách khiến chúng ta khó dành thời gian cho nhau.

Bạn hãy dành thời gian này để hồi tưởng lại những kỷ niệm đặc biệt về những người thân đã mất. Say đó cân nhắc và suy nghĩ làm điều gì đó có ý nghĩa để vinh danh họ.

Và nếu không thể dành thời gian cho những người thân yêu, bạn hãy tình nguyện dành thời gian của mình cho một tổ chức địa phương nơi vẻ mặt tươi cười của bạn có thể thay đổi một ngày của ai đó.

4.5. Đừng ngại nói không

Mặc dù có thể từ chối những bạn hãy cố gắng nói “có” với những sự kiện và những hoạt động mà bạn biết chúng sẽ mang lại niềm vui cho bản thân. Ngược lại, bạn hãy từ chối những hoạt động khiến bản thân đau lòng và thất vọng.

Nếu việc cố gắng làm thêm vài giờ sẽ khiến bản thân hạnh phúc và vẫn đủ thời gian để đối xử tốt với người mình yêu thì điều đó có thể đáng làm. Nhưng nếu người họ hàng ở quá xa mời bạn tham dự một bữa tiệc trong ngày lễ, bạn nên thoải mái từ chối. Một kỹ năng quản lý căng thẳng và lo lắng mà chúng ta dễ dàng thực hiện chính là biết từ chối trong hoàn cảnh thích hợp.

4.6. Gặp bác sĩ tâm lý

Nếu đã thử các kỹ năng quản lý căng thẳng nêu trên mà tâm trạng không được cải thiện hoặc các triệu chứng vẫn tiếp diễn sau kỳ nghỉ lễ, bạn hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Bác sĩ có thể giúp bạn xác định các yếu tố gây căng thẳng và tìm ra biện pháp phù hợp hơn để quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ.

Tóm lại, khi chúng ta trong trạng thái căng thẳng, điều quan trọng là phải lắng nghe những gì cơ thể và tinh thần đang nói với bạn. Nếu một tình huống trở nên quá căng thẳng, bạn hãy tự hỏi tại sao bản thân lại cảm thấy như vậy và xem xét những gì biện pháp có thể làm để kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Và nếu biết cách đối phó với căng thẳng hàng ngày thì bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị tốt hơn để quản lý căng thẳng trong kỳ nghỉ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng Tập thể thao để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com



Nguồn: Vinmec